Sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong 61 năm xây dựng và phát triển Ngành kiểm sát nhân dân

Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí minh đã ký lệnh công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân trong hệ thống bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta, và đó cũng được chọn là ngày kỷ niệm thành lập ngành Kiểm sát.

Qua các năm tổ chức, các hoạt động để chào mừng ngày kỷ niệm càng phong phú, đa dạng từ văn nghệ, thể thao đến các cuộc thi viết về Ngành thì năm nay rất khác. Khi cả nước chung tay phòng chống dịch Covid-19, các hoạt động tạm gác lại, thay vào đó các bài viết về Ngành được đẩy mạnh. Bởi thế, chúng ta có thời gian tìm hiểu nhiều hơn qua những trang sách, những tư liệu quý báu về lịch sử xây dựng của Ngành dưới sự quan tâm, chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong suốt chặng đường phát triển là như thế nào.

Đức tính cán bộ kiểm sát được đặt lên hàng đầu
Ngay khi Viện kiểm sát nhân dân được thành lập năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí minh đã có những lời căn dặn hết sức sâu sắc, thấm thía đối với cán bộ Kiểm sát: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”. Xuất phát từ tính chất của công tác kiểm sát là công tác phát hiện vi phạm, tội phạm, đụng chạm đến sinh mạng, tự do và nhân phẩm của một con người. Người yêu cầu : “Cần phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” cho dân noi theo. Người nhấn mạnh: “phải công bằng, liêm khiết, trong sạch, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”.

tc tl nganh 1

(Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
 Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Viện trưởng VKSND Tối cao đứng hàng đầu bên trái)

 Hay lời phát biểu của đồng chí Trần Quang Tửu “Cùng với trình độ, năng lực pháp lý, năng lực nghiệp vụ, trước hết phải có phẩm chất đạo đức, hay nói một cách khác, phải có tấm lòng trong sáng, mà tấm lòng ở đây là chữ TÂM. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Chúng ta nói “đức”, “tài” thì ngay chữ “đức” đã có chữ “tâm” trong đó. Do đó, nói đến “đức” là nói đến “tâm” rồi. Chúng ta đang xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh, mỗi cán bộ kiểm sát cần có trình độ, nghiệp vụ, trình độ khoa học pháp lý, nhưng trước hết cần có cái tâm trong sáng”.

Nhiệm vụ của Ngành kiểm sát hết sức gian nan
Có thể thấy, công tác kiểm sát không chỉ là công tố  mà bên cạnh đó phải ngăn chặn cái ác, cố gắng hết sức đến việc xấu không xảy ra.

Trong phát biểu của đồng chí Lê Duẫn tại Hội nghị tổng kết công tác Kiểm sát vào tháng 3/1967 đã nhấn mạnh: “Ngành kiểm sát là một công cụ của Nhà nước dân chủ nhân dân, có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, góp phần bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân , tăng cường chuyên chính đối với bọn phản cách mạng, tăng cường kỷ luật xã hội trong quần chúng nhân dân… Vấn đề không chỉ đơn giản là xử một vụ án, trừng phạt một tội phạm nào đó, điều quan trọng là phải tìm mọi cách để giảm bớt những hành động phạm pháp và tốt hơn hết là ngăn ngừa đừng để các việc sai trái xảy ra”.

tc tl nganh 2

( Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ Nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị tổng kết
công tác kiểm sát năm 1966 của ngành Kiểm sát nhân dân (tháng 3/1967)

 Lời phát biểu của đồng chí Phạm Văn Đồng – Thủ tướng chính phủ tại hội nghị ngành Công tố năm 1960: “Nhà nước đặt ra công tố là để làm việc đó không những phục vụ số đông mà còn để cải tạo, ngăn ngừa những người lăm le muốn làm những việc trái phép, làm việc phá hoại, làm việc phản cách mạng…”

Trải qua bao năm xây dựng và phát triển, cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành Kiểm sát phải đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể của các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước, quá trình thực hiện đường lối chính sách của ngành phải đổi mới để đương đầu với những khó khăn thách thức mới. 

Đầu năm 1992, tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm sát năm 1991, đồng chí Đỗ Mười, Tổng bí thư ban chấp hành trung ương Đảng đã khẳng định mạnh mẻ rằng: “Trong lĩnh vực tư pháp, Nhà nước ta đã tổ chức ra hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, bao gồm cả Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự, là các cơ quan kiểm sát  việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của tất cả các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, các nhân viên nhà nước và mọi công dân, thực hành quyền công tố, đảm bảo cho pháp luật thực hành nghiêm chỉnh và thống nhất cả nước. Đó là nhiệm vụ và quyền hạn, là vinh dự và trách nhiệm được Đảng và Nhân dân giao phó mà các đồng chí phải phấn đấu để hoàn thành thật tốt”….

Đồng chí Trần Đức Lương viết trong thư gửi cán bộ kiểm sát nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Kiểm sát nhân dân năm 2000:  “Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải nêu cao trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, cố gắng thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức tích cực phòng ngừa vi phạm và tội phạm; kiên quyết không để một hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm nào tránh khỏi sự xử lý của pháp luật; đồng thời, không để bất cứ người nào bị khởi tố, bắt, giam, truy tố, xét xử oan sai. Trước mắt, ngành Kiểm sát nhân dân phải phối hợp với các ngành, các cấp tập trung đấu tranh ngăn chặn, bài trừ tham nhũng và các tệ nạn xã hội, giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhân dân lao động, nhất là việc giải quyết có hiệu quả và dứt điểm các yêu cầu khiếu nại, tố cáo của công dân; góp phần tích cực xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đủ sức làm tròn nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới”.

Hay lời phát biểu của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VI ngành Kiểm sát nhân dân có đặt ra 5 nhiệm vụ trọng tâm trước yêu cầu trước mắt như: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ; kiên quyết đấu tranh giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tham nhũng để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

tc tl nganh 3

(Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập
và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VI ngành Kiểm sát nhân dân)

Cùng với sự nổ lực, phấn đấu trong hơn 60 năm qua, Ngành kiểm sát rất tự hào khi được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý như: Huân Chương Sao Vàng (2010), Huân chương Hồ Chí Minh (1985,1990), Huân Chương Độc Lập Hạng Nhất (2015)….. đó là niềm vinh dự và cũng là một trọng trách to lớn đối với Ngành nói chung và mỗi cán bộ kiểm sát nói riêng, khi phải cố gắng hết sức mình thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.

Những ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong tiến trình xây dựng và trưởng thành của Ngành Kiểm sát nhân dân trong suốt 61 năm qua luôn được tiếp thu để không ngừng trưởng thành và thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình, trở thành công cụ đấu tranh sắc bén trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền tự do, dân chủ và những lợi ích chính đáng của Nhân dân; góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Tác giả bài viết: Bảo Tuyền

Nguồn tin: VKSND TX Tân Châu (G)

Share on facebook
Facebook
Share on print
Print