Sinh hoạt Chuyên đề: Tấm lòng của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sỹ – Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2022)

Đất nước được giải phóng, được thống nhất như hôm nay, rất nhiều người đã anh dũng hy sinh hay để lại một phần thân thể ở chiến trường. Họ sống và chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Tất cả vì Tổ quốc thống nhất”. Những con người “mạnh hơn sắt thép” đã hy sinh cả tuổi thanh xuân và mãi mãi thanh xuân – cái tuổi đẹp nhất của một đời người dành trọn vẹn cho đất nước, cho các thế hệ mai sau. Sử sách không ghi hết được sự hy sinh cao cả của họ, chỉ có lòng thành kính nhớ ơn mới là đáng quý. Vì vậy, hằng năm vào ngày 27-7, từ già tới trẻ, từ Bắc chí Nam, từ ngược tới xuôi tất cả đều hướng về những thương binh và gia đình liệt sĩ. 

(Quang cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề)

Nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, nhắc nhở đảng viên về đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam, chi bộ khối Hình sự đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề Tấm lòng của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sỹ”.  Tại buổi sinh hoạt, các đảng viên được phân công thực hiện chuyên đề giới thiệu về sự ra đời ngày thương binh liệt sĩvà kể câu chuyện “Để bác quạt”“Chiếc điều hòa nhiệt độ trong phòng Bác thể  hiện tấm lòng của Bác đối với thương binh liệt sĩ.

(Đồng chí Hoàng Hiến sinh hoạt chuyên đề)

Qua hai mẩu chuyện tuy rất bình thường nhưng vô cùng sâu sắc, Bác sinh hoạt bình thường như cán bộ và nhân dân, tấm lòng của một lãnh tụ muốn cùng đồng cam, chịu gian khổ với dân, chia sẻ nỗi đau với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với nước. Thể hiện phong cách sinh hoạt của Bác là tấm gương, là cách Bác dạy bảo cán bộ được làm việc gần Bác một cách thiết thực nhất.

(Đồng chí Nguyễn Thành Năng sinh hoạt chuyên đề)

Việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được Đảng và Nhà nước ta cùng rất nhiều tổ chức, cá nhân đã chung tay trong các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, đối với những thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ và những gia đình có công với đất nước, được thể hiện qua nhiều hoạt động thiết thực và cụ thể. Riêng đối với các đoàn thể Ngành kiểm sát An Giang đã tổ chức sinh hoạt tài liệu kỷ niệm, tham gia Viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân dịp Tết nguyên đán, ngày Thương binh liệt sĩ, du khảo về nguồn tại các khu di tích lịch sử… những việc làm ấy không chỉ thể hiện tấm lòng biết ơn đối với những người đã dâng hiến trọn tuổi thanh xuân cho đất nước, mà còn đề cao truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta.

(Chi đoàn Viện KSND tỉnh viếng mộ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân,
liệt sĩ Phan Thị Ràng tại Khu di tích lịch sử Hòn Đất
)

Trong giai đoạn cách mạng mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam mãi mãi biết ơn và tiếp tục khơi dậy truyền thống nhân văn sâu sắc và niềm tự hào dân tộc. Phát huy đạo lý “Nhớ về nguồn cội” đền ơn đáp nghĩa của dân tộc với những người anh hùng, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tác giả: Thu Hương

Nguồn tin: Chi bộ khối Hình sự

Share on facebook
Facebook
Share on print
Print